Các ngành công nghiệp chủ lực nỗ lực vượt qua khó khăn

Các ngành công nghiệp chủ lực là động lực chính quyết định chỉ số tăng trưởng ngành công nghiệp. Bước sang năm 2024, những tín hiệu tốt về đơn hàng, thị trường tiêu thụ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài đối diện với chi phí sản xuất tăng cao, DN còn gặp khó khăn do hoạt động vận tải biển gặp khó, ảnh hưởng đến thời gian, chi phí giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất,kinh doanh,buôn bán, ổn định việc làm cho người lao động, các DN đang chủ động điều tiết các kế hoạch về nguyên liệu, cũng như hạn chế chi phí đầu vào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Vận chuyển thép đi tiêu thụ tại Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn số 1.

Năm 2024, cùng với tín hiệu hồi phục của thị trường bất động sản, các công trình, dự án đầu tư công đã được chỉ đạo quyết liệt, tạo thuận lợi cho tiêu thụ ,sản xuất và tăng trưởng nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng…

Điển hình như với ngành sản xuất xi măng, hiện nay công suất thiết kế các nhà máy xi măng toàn tỉnh đã lên tới 24,4 triệu tấn/năm, đứng đầu cả nước. Tuy nhiên,trong bối cảnh dư thừa nguồn cung hiện nay đã dẫn tới những cạnh tranh khốc liệt về giá cả lẫn thị trường. Trong bối cảnh đó, cùng với định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, các DN đang nỗ lực cải tiến công nghệ, tiết giảm chi phí sản xuất đầu vào để có dư địa cạnh tranh về giá. Ông Lê Tiến Dũng, Phó tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, cho biết: “Kế hoạch sản xuất năm 2024 của DN là tăng trưởng từ 3 – 5% sản lượng so với cùng kỳ. Chúng tôi đang mở thêm các kênh đại lý để gia tăng sản lượng tiêu thụ, đồng thời tiếp tục tìm thêm thị trường xuất khẩu mới, ổn định để hợp tác bền vững”.

Với các giải pháp giảm giá thành và khai thác, mở rộng thị trường, 7 tháng năm nay, sản xuất và tiêu thụ xi măng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 10,7 triệu tấn, tăng 5%; xuất khẩu đạt gần 1 triệu tấn, tăng 25,9% so với cùng kỳ.

Cùng với xi măng, nhiều mặt hàng chủ lực khác cũng đang gặp khó và chịu tác động mạnh bởi vấn đề giá cước vận tải biển tăng cao hiện nay. Theo các doanh nghiệp, giá cước vận tải đi châu Âu hiện nay tăng từ 2 – 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, với các nguồn nguyên liệu nhập từ châu Âu. Cước vận tải từ các cảng châu Á cũng tăng từ 1.000 – 2.000 USD/container. Điều này không chỉ tác động đến các loại hàng hóa xuất khẩu mà còn gây khó khăn cho nhiều DN nhập khẩu khi bị gián đoạn về đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao.

Ông Lê Hùng Mạnh, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh phân bón Hữu Nghị, cho biết: “Thay vì lên kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu trước 2 tháng, hiện nay chúng tôi đã chủ động thời gian lên tới 4 tháng đối với nguyên liệu nhập từ châu Âu. Với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, DN cũng lên kế hoạch sớm tới 1 tháng thay vì 1 – 2 tuần như trước kia. Cùng với đó, DN cũng đa dạng hóa các kênh nhập hàng bằng đường bộ, giảm sự phụ thuộc vào các tuyến vận tải đường biển trong điều kiện giá cước tiếp tục leo thang. Với các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường, doanh thu năm 2024 của DN dự kiến tăng 15% và vẫn giữ được việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động”.

Theo Sở Công Thương, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trong tháng 7, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn tiếp tục duy trì tốt hoạt động sản xuất như: các sản phẩm lọc hóa dầu tăng từ 26 – 39%, điện sản xuất tăng 39,8%; sắt thép tăng 11%… Đây cũng chính là động lực đưa chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 7 tháng năm 2024 tăng 16,1% so với cùng kỳ.

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu giá trị gia tăng công nghiệp tăng 14,8% so với năm 2023. Đây là mục tiêu có tính phấn đấu rất cao, nhất là trong bối cảnh hoạt động sản xuất công nghiệp đang phải chịu tác động, thách thức khó khăn từ nền kinh tế thế giới và trong nước. Thực tế này đòi hỏi các đơn vị sản xuất công nghiệp phải linh hoạt, chủ động hơn trong sản xuất, dự báo thị trường; đồng thời chủ động hơn nữa trong các khâu cải tổ quy trình, công nghệ, quản trị sản xuất hiệu quả.

Hiện nay, Sở Công Thương đang tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng để kịp thời tham mưu cho tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các DN tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, sở cũng tích cực phổ biến, hướng dẫn các hiệp định tự do mới ký kết để nâng cao năng lực hội nhập của DN và tập trung nắm bắt khó khăn, hỗ trợ đưa các dự án sản xuất công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương sớm vào hoạt động.

THÔNG TIN LIÊN HỆ MUA HÀNG

Chuyên kinh doanh Sắt thép công trình, thép đóng tàu, thép cơ khí chế tạo, đường ray tàu lửa - các sản phẩm thép hình, thép chế tạo, thép tròn đặc - Dịch vụ mạ kẽm, gia công uốn , cán, cắt và chấn lốc thép theo yêu cầu . Mọi nhu cầu sắt thép công trình xin liên hệ PKD. Hotline/zalo: 0814 81 82 83 hoặc Email: ThepThanhDatPhat@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo